11/22/09

Tất nhiên - ngẫu nhiên và bí ẩn

1.Tất nhiênTất nhiên (hay tất yếu)
- là cái do bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế này mà không phải như thế khác. Còn ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong quyết định. Do đó, nó có thể diễn ra như thế này mà cũng có thể diễn ra như thế khác, thậm chí có thể không xuất hiện, không xảy ra. Trong sự vận động và biến đổi của thế giới vật chất, tính tất nhiên (tất yếu) bảo đảm cho sự thống nhất của tự nhiên , còn tính ngẫu nhiên thì tạo ra sự đa dạng của thế giới đó. Vì vậy, hai tính này luôn có trong mọi sự giải thích khoa học về sự vận động và biến đổi của thế giới vật chất.Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, không phải chỉ có tất nhiên mới quan trọng mà tính nguẫ nhiên cũng có tác dụng của nó. Ví dụ: trong thuyết tiến hoá, thì sự biến dị là một hiện tượng ngẫu nhiên. Biến dị là do sự độ biến của gien hoặc do sự tái tổ hợp của các gien trong sinh sản. Hoặc sự ngẫu nhiên trong thế giới hạt cơ bản không thể cho phép nhà khoa học biết chắc chắn hạt ở đâu trong nhân mà chỉ có thể nói để khả năng – xác xuất mà thôi. Tính tất yếu - tất nhiên - chắc chắn thì dễ hình dung nhưng về tính ngẫu nhiên thì quả là rất … ngẫu nhiên, “được chăng hay chớ”! Có ba cách hiểu sự ngẫu nhiên như sau:
2. Ngẫu nhiên
+ Ngẫu nhiên là sự việc xảy ra tuy cũng là vào loại “tất yếu” nhưng con người không biết trước được, không đoán trước được, nghĩa là con người bị bất ngờ. Như vậy, quan niệm này cho rằng: mọi sự biến đổi của thế giới khách quan đều là tất yếu, còn ngẫu nhiên chỉ là phản ánh việc con người chưa biết được đầy đủ tính tất yếu của nó.+ Ngẫu nhiên là không có nguyên nhân và vì thế tuyệt đối không thể biết được. Cách hiểu này coi ngẫu nhiên là tồn tại khách quan trong thế giới vật chất và vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa tất yếu (có nguyên nhân) và ngẫu nhiên (không có nguyên nhân) và do đó cũng vạch ra một danh giới của sự hiểu biết: con người chỉ có thể hiểu được các sự vật, hiện tượng có nguyên nhân - tức là chỉ hiểu được cái tất yếu.+ Ngẫu nhiên tồn tại khách quan trong thế giới vật chất chứ không phải là phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người. Nhưng mặt khác, ngẫu nhiên cũng có nguyên nhân, không thể có thứ ngẫu nhiên tuyệt đối, nghĩa là khi xem xét tính tất yếu và tính ngẫu nhiên thì phải xem xét nó với cái gì để sự kiện đó trở thành tất nhiên hay ngẫu nhiên. Sự vật, hiện tượng nào cũng có thể là tất yếu (so với hoàn cảnh này) và cũng có thể trở thành ngẫu nhiên (trong một điều kiện hoàn cảnh khác).Ví dụ: Xe Honda đang chạy thì bị nổ bánh xe, việc nổ bánh xe là một sự ngẫu nhiên. Nhưng chính nó lại là một điều tất nhiên (tất yếu) khi xe chạy trên đoạn đường quá xấu mà bánh xe đã cũ (không trước thì sau cũng phải nổ bánh xe). Như vậy, là không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý.
3. Mỗi liên hệ nhân - quả và ngẫu nhiên
Khi ta thấy một sự vật hay hiện tượng xảy ra thì cũng có thể do một nguyên nhân, nhưng thường là do nhiều nguyên nhân gây ra (nguyên nhân gần, nguyên nhân xa, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp…). Đối với sự vật đó, nếu nguyên nhân bên trong là quyết định làm cho sự vật, hiện tượng đó biến đổi thì sự vật, hay hiện tượng đó xảy ra là …tất yếu. Còn nếu nguyên nhân bên ngoài nó là nguyên nhân chính thì hiện tượng đó là ngẫu nhiên đối với nó. Vì vậy, tất nhiên hay ngẫu nhiên không được quy định ở chỗ con người có biết hay không. Không phải cứ cái gì con người chưa biết mà xảy ra đều là ngẫu nhiên và cũng không nhất thiết ngẫu nhiên là không có nguyên nhân. Ngẫu nhiên đối với một sự vật nào là do nguyên nhân bên ngoài của sự vật độc lập với vật đó gây ra. Tuy nhiên ý nghĩa thực tiễn của hai tính tính chất tất nhiên và ngẫu nhiên có một vị trí và giá trị khác nhau. Cái tất nhiên là cái “chắc chắn”. Con người phải dựa vào cái “chắc chắn” chứ không thể dựa vào cái tạm thời, không nhất quán - cái ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cái tất nhiên lại được biểu lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên – cái bản chất thể hiện ra bằng hiện tượng. Tuy nhiên, ngẫu nhiên, dù không giữ vai trò quyết định của sự phát triển của sự vật nhưng tính ngẫu nhiên cũng có tác dụng nhất định đến quá trình phát triển của sự vật. Góp nhặt những cái ngẫu nhiên, kết nối lại các cái ngẫu nhiên của ngẫu nhiên có khi lại là biểu hiện của tất nhiên. Một khi cái ngẫu nhiên xuất hiện gần như thành hệ thống thì cái ngẫu nhiên đó trở thành … cái tất nhiên. Một trong những cái ngẫu nhiên có ý nghĩa nhất của vũ trụ đã đưa đến cái tất nhiên của hiện thực là con đường đi từ nguyên tử đến con người. Con đường này quả là không đơn giản. Đã có biết bao nhiêu yếu tố ngẫu nhiên kế tiếp nhâu xuất hiện để tạo nên bước đột phá trong quá trình tiến hoá này.Phân tử AND là một sản phẩm của ngẫu nhiên để làm động lực cho cái tất nhiên khi chính AND là loại phân tử hữu cơ vừa chứa thông tin mật mã di truyền vừa có thể tự tái sinh sản. Những điều kiện để có protein, tế bào, các tổ chức đa bào, các sinh vật sống từ nước lên cạn, các loài vượn chuyển sang thế đứng thẳng để có cuộc sống lao động từ hái lượm đến săn bắt, có sản phẩm “thặng dư”, dẫn đến trao đổi và phân chia sản phẩm để hình thành nên xã hội loài người… Con đường dẫn đến sự tất nhiên này được xâu chuỗi bởi hàng loạt cái ngẫu nhiên.Có những điều ngẫu nhiên mà chúng ta nên làm quen từ những con số chứa những điều kỳ diệu mà ta gọi là mật mã vũ trụ.* Chu kỳ quay – quy luật đối xứng của thời gian khi trái đất quay quanh mặt trời một vòng 365 ngày. Đó là một bí ẩn của các con số: 365 = 10^2 + 11^2 + 12^2 = 13^2 + 14^2Cũng không phải ngẫu nhiên mà con người có 10 ngón tay (và mười ngón chân). Chỉ có động vật có vú có thể có tất cả các đột biến để số ngón có thể thay đổi từ 1 (ngựa), 2 (trâu, bò), 3 (tê giác) 4 (lợn) cho đến 5 (nhiều loài thú trong đó có người). Nhưng sự đột biến không diễn ra để tạo một loài có 6 ngón! Chỉ có 5 ngón ở một bàn tay hoặc một bàn chân dường như là một đột biến tới hạn.Mà không phải ngẫu nhiên mà số cặp bazơ nucleotit trong một chu kỳ xoắn của AND cũng là số 10! Và thái dương hệ của chúng ta cũng có 10, gồm mặt trời cộng thêm 9 hành tinh.Chúng ta cũng bắt gặp con số 10 trong số 10 đồng vị bền vững tối ta được phép có trong một ô của bảng tuần hoàn nguyên tố của Mendeleev và nguyên tố tự nhiên cuối cùng của bảng tuần hoàn Mendeleev là 92 cũng phải thực hiện 10 “bước nhảy” phóng xạ mới trở thành nguyên tố chì (Pb) là bền vững mang số thứ tự 82.Con số 92 của Urani dười như cũng có mối quan hệ nào đó với con số 23 nhiễm sắc thể của cơ thể con người. Vì rằng, người có 23 cặp nhiễm sắc thể, hay 46 chiếc, nhưng khi phân bào thì con số đó cũng tăng lên gấp đôi thành 92 để phân cho mỗi tế bào con 23 cặp.* Để duy trì phản ứng nhiệt hạch ổn định của mình, mặt trời nở ra và co lại đều đặn theo chu kỳ 9 lần trong một ngày đêm của trái đất. Con số 9 là con số căn bậc 2 của 81, tức là số lần thua thiệt của mặt trăng so với trái đất về khối lượng. Đó cũng chính là số 9 bó sợi chung quanh đuôi của các tinh trùng để giúp nó bơi lội đến tế bào trứng để tạo ra sự sản sinh nòi giống! Và cổ của loài tinh trùng nào cũng có một cặp trung tử (centriole), mỗi cặp có 9 bó sợi, mỗi bó sợi có 3 vi ống (microtubbles) tức là 27 vi ống của mỗi trung tử, 54 vi ống trong một cặp và sẽ là 108 vi ống khi cặp này nhân đôi để chia thành 2 tế bào con. Ta lại thấy sự huyền diệu ở chỗ con số 54 và 108 chính là con số trong các chuỗi hạt (tràng hạt) của đạo Kitô (54) và đạo Phật (108).*Con số 23 nhiễm sắc thể cũng lại có liên quan đến số 9 vì 23 là số nguyên tố thứ 9. Con số 23 cũng liên quan đến con số tiên thiên và hậu thiên của con người. Tổng các số tự nhiên từ 1 đến 23 là 276 chính là số ngày mang nặng đẻ đau của 9 tháng 10 ngày sinh nở; còn tổng 9 số nguyên tố đầu tiên (2 + 3 + 5 + 7 + 11 + 13 + 17 + 19 + 23) thì đúng bằng 100 của “trăm năm trong cõi người ta”…?Còn bao nhiêu mã số của vũ trụ mà con người chưa hiểu hết cái ẩn ý bên trong của tự nhiên? Đó là ngẫu nhiên hay là tất nhiên như là sự “phân bố” kỳ diệu của tạo hoá mà chúng ta chưa thể giải mã được.
St Trích từ: khoason.com